Nguyên tắc an toàn khi lặn tự do

 

  1. Luôn đi lặn với người có đào tạo bài bản và tuân thủ các nguyên tắc đồng đội

  2. Không lặn tự do ngay sau khi lặn bình khí trong ngày

  3. Cân bằng áp suất ở tai và mặt nạ ngay khi lặn xuống, thực hiện thường xuyên và nhẹ nhàng trước khi cảm thấy khó chịu

  4. Không cân bằng áp suất được thì không cố lặn xuống, hoặc quay lại mặt nước

  5. Không cố ép cân bằng áp suất vì nó có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn cho tai và thính giác

  6. Lặn xuống với phổi tích đầy khí

  7. Lặn khi sức khoẻ tốt. Không lặn khi bị cảm lạnh hay ốm

  8. Không lấy khí từ bình nén scuba khi lặn tự do. Trừ khi trong trường hợp khẩn cấp, người lặn bình khí cho người lặn tự do cùng hít thở khí nén và lặn lên CÙNG NHAU.

  9. Thư giãn để tăng thời gian nín thở. Không sử dụng phương pháp thở gấp (tăng thông khí).

  10. Tăng thời gian nín thở dần dần, tích luỹ kinh nghiệm từ từ

  11. Khi lặn xuống sâu thì nên tính giới hạn của bản thân để quay lên kịp thời

  12. Đưa người lặn bị bất tỉnh dưới nước hoặc người bị sặc ở trên mặt nước đến bệnh viện dù người đó đã có vẻ bình phục hoàn toàn

  13. Lặn tự do ở ngoài tự nhiên thì nên điều chỉnh trọng lượng chì trên cơ thể để vẫn có thể nổi thoải mái trên mặt nước sau khi đã thở ra

  14. Bỏ ống thở khỏi miệng khi lặn xuống

  15. Không thở ra khi lặn, trừ khi ngay trước khi lên khỏi mặt nước để có thể hít không khí vào ngay lập tức

  16. Khi lên khỏi mặt nước thì thở ra một cách bị động và nhẹ nhàng. Hít vào thì chủ động và nhanh. Thực hiện ít nhất 3 lần

  17. Thời gian nghỉ ngơi ít nhất gấp 3 lần thời gian nín thở trước khi thực hiện lần lặn kế tiếp

  18. Khi lặn từ dưới sâu lên thì bạn lặn phải đi cùng quãng đường lặn cuối

  19. Chỉ khi bạn lặn đã hoàn toàn phục hồi sau lần lặn thì người còn lại mới bắt đầu lần lặn của mình

  20. Tuân thủ nguyên tắc người trên-người dưới

  21. Đánh giá điều kiện lặn trước ca lặn và lên kế hoạch cho cụ thể. Tự quyết định việc có đi lặn hay không. Tự chịu trách nhiệm cho an toàn của chính mình và đưa ra quyết định cuối cùng cho việc đi lặn

  22. Tránh lặn tự do ở nơi sóng lớn và dữ dội

  23. Tránh tiếp xúc với các sinh vật, đặc biệt là các loài xa lạ. Nhận biết các loại có nguy cơ gây nguy hiểm ở khu vực định đi lặn

  24. Xin lời khuyên từ địa phương về nơi lặn tự do mới và/hoặc tham gia vào các nhóm để xin thông tin về các điều kiện, sinh vật, nguy cơ và quy định địa phương

  25. Tránh nắng an toàn và tránh bị mất nước

Published On: 04.08.2024Categories: Adventure, Water safetyTags: ,

Share This Story, Choose Your Platform!