SCUBA Diving và Freediving nên học môn nào ?
Đây là một câu hỏi mà chúng tôi thường được nghe các anh chị em yêu biển hỏi, và thậm chí thỉnh thoảng tranh luận với nhau. Vậy ta hãy cùng xem freediving và Scuba diving giống nhau, khác nhau chỗ nào và ta nên bắt đầu từ đâu nhé ?
1. Vậy giống nhau, scuba diving và Freediving có điểm gì chung?
Cả scuba diving và Freediving đều là những cách tuyệt vời để khám phá thế giới dưới nước, cho dù đó là các rạn san hô đầy màu sắc ở biển hoặc các triền đá hùng vỹ trong hồ nước ngọt. Cả hai sẽ cho các bạn “cái cớ” để khám phá những điểm lặn tại địa phương mình, hoặc tham gia những chuyến du lịch nhiều hơn!
-
Cả 2 đều tốt cho sức khoẻ, khi bạn học cách thư giãn, di chuyển, và vận động dưới nước
-
Cả 2 bạn đều cho phép bạn gặp gỡ những người bạn mới, tham gia những cộng đồng mới. Có thể khác ngôn ngữ, khác văn hoá nhưng cũng một đam mê.
-
Đồng đội, buddy system, đối với cả freediving, và Scuba Diving dều cực kỳ quan trọng, bạn sẽ được học không bao giờ lặn một mình, cũng như cách mà bạn có thể hỗ trợ đồng đội mình lúc lặn từ những lớp căn bản nhất.
2. Vậy thì Freediving và Scuba Diving khác nhau ra sao?
-
Dĩ nhiên điều rõ ràng nhất bạn có thể hình dung được là … Thở!
Freediving hay còn gọi là Apnea diving, tiếng Latin nghĩa là lặn Nín thở. Ngược lại, nguyên tắc vàng của Scuba diving sẽ là tuyệt đối không nín thở! Cũng chính vì vậy freediving cho phép người chơi gọn nhẹ hơn, chỉ với một cặp chân vịt mắt kính ống thở (dive guide có phao freedive) là bạn đã có thể tự do khám phá rồi.
Trong khi đó, nhờ có thiết bị thở, Scuba Diving sẽ cho phép bạn tận hưởng nhiều hơn. Do một ca lặn scuba có thể kéo dài từ 40-120 phút (tùy độ sâu và trình độ). Bạn có thể nằm yên 1 chỗ tận hưởng, hoặc chụp ảnh quay phim mà không cần phải lên xuống lấy hơi nhiều.
-
Đi cùng cũng là những rủi ro riêng biệt
Trong khi người lặn freediving do không thở dưới nước, sẽ không phải bận tâm về chứng giảm áp, hay chấn thương do giãn nở (trừ khi bạn lên đến cấp Master Freediver). Nhưng vì bạn không có bất kỳ nguồn không khí nào ngoài lượng oxy đã có sẵn trong cơ thể, các freediver sẽ được học về chứng thiếu oxy (Hypoxia) dẫn đến blackout, Loss motor control LMC, ngay từ những buổi vỡ lòng từ hồ bơi của khóa PADI Freediver để giữ cho tất cả mọi hoạt động của mình được an toàn
Trong khi đó, Scuba PADI Open Water Diver, sẽ phải học để kiểm soát được lượng nitơ hấp thụ, thông qua thời gian độ sâu, cũng như tốc độ nổi lên của mình, cũng ngay từ cấp căn bản nhất.
3. Rồi, túm lại là chơi món nào?
Câu trả lời ngắn gọn nhất là: CẢ HAI!
-
Nếu bạn biết lặn hoặc đang học Scuba, học Freediving sẽ giúp bạn:
-
Sử dụng lượng khí hiệu quả hơn! Freediving dạy cho bạn thư giãn, thiền (meditation), cũng như tinh chỉnh các động tác bơi và di chuyển dưới nước sao cho tối ưu nhất. Điều này sẽ giúp một scuba diver lặn ít tốn khí và tốn sức khi lặn (xin phép nhắc lại đi scuba tuyệt đối không nín thở!)
-
Những điểm lặn mà trước đây bạn đã từng lặn scuba, cảm nhận sẽ rất khác khi đi freedive! Bởi freedive không thở ra bong bóng, và không gây tiếng động (trừ khi bạn học lên rebreather), bạn sẽ để ý có nhiều loài sinh vật biển dạn dĩ hơn, những tiếng san hô nở tí tách. Đây đều là những “đặc quyền” của Freediver!
-
Linh động hơn khi du lịch! Ngoài chuyện không phải chuẩn bị nhiều thiết bị, freediver không có thời gian “cấm bay (no-fly time)” sau khi lặn. Lượng nito hấp thụ trong khi thở dưới nước, sẽ giới hạn người chơi scuba 12-18 tiếng không đi máy bay (hoặc lên núi) sau khi lặn.
-
-
Ngược lại nếu bạn là Freediver, Scuba Diving giúp bạn
-
Làm quen với môi trường nước dễ dàng hơn. Một số freediver khi lần đầu tiên đến với open water (biển hoặc hồ tự nhiên), cảm thấy có chút bất an, do chưa biết ở dưới sâu có gì! Học scuba diving trước, giúp tâm lý bạn tự tin hơn, sau khi đã làm quen với độ sâu và môi trường nước.
-
Cân bằng tai! Cân bằng tai có lẽ là lý do phổ biến nhất freediver không xuống độ sâu mình muốn. Scuba Diving không bị giới hạn lượng khí, bạn có thể chìm xuống chậm, thậm chí là dừng lại lưng chừng để cân bằng áp suất tai (equalize). Trong khi freedive, bạn sẽ phải tập cân bằng tai, trong tư thế chúc ngược đầu xuống, với thời gian hạn chế (tùy vào khả năng nín thở của mình). Học Scuba trước sẽ giúp bạn làm quen với kỹ thuật cân bằng tai, giúp bạn freedive sau này dễ dàng hơn.
-
Đây chỉ là một vài ví dụ cho việc “chơi cả hai, vui gấp ba lần”. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên tắc an toàn ta cần nhớ khi chơi 2 môn!
-
Không freedive sau khi scuba, ít nhất là 24 tiếng. Nếu bạn muốn vừa freedive vừa scuba trong cùng ngày, hãy lặn freedive trước.
-
Trong khi freedive, tuyệt đối không thở từ bình scuba, sự thay đổi áp suất có thể làm phổi bạn bị chấn thương!
-
Và nhiều nguyên tắc nữa nên dù bạn quyết định trải nghiệm môn gì đi nữa, hãy đầu tư trước cho mình một khoá học đầy đủ, với các giáo viên chuyên nghiệp nhé!
Cách đơn giản nhất để trải nghiệm cả 2 là hai chương trình PADI Discover Freediving và PADI Discover Scuba Diving cùng Rumblefish Vietnam, bởi đây là hai chương trình ngắn được thiết kế cho các bạn trải nghiệm mà không cần tốn nhiều thời gian cũng như chi phí!