Lặn biển cho cân bằng cảm xúc và tinh thần

Sau khi đi lặn một thời gian, bạn sẽ bắt đầu để ý đến những khía cạnh cảm xúc; khi bạn nhìn thấy một sinh vật đại dương xuất hiện từ màu xanh thẳm, bạn cảm thấy thích thú! Khi bạn đang học cách làm một điều gì đó mới mẻ và nó không hoàn toàn diễn ra như kế hoạch, có thể bạn sẽ có chút sợ hãi thậm chí thất vọng. Bạn sẽ sớm thấy những sự kiện này có ảnh hưởng đáng kể đến việc lặn của bạn: có thể bạn mất kiểm soát nhẹ đối với độ nổi của mình hoặc hết hơi nhanh hơn bình thường một chút.

Điều này là do cảm xúc, suy nghĩ, và phản ứng thể chất của chúng ta đều có mối liên hệ với nhau. Sự lo lắng và phấn khích có thể khiến tim đập nhanh và thay đổi cách chúng ta thở. Căng thẳng cũng có thể thay đổi trọng tâm chú ý và có thể gây ảnh hưỡng đến các kỹ năng lặn cơ bản nhất của chúng ta. Và cảm giác của chúng ta có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà chúng ta lặn.

Liệu đây có phải là một vấn đề? Không nhất thiết. Thay vào đó, nó có thể là một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của việc lặn biển!

Lặn biển có thể dạy chúng ta sống chậm lại và biết cách thư giãn. Nó cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào mọi thứ và cảnh giác với những thứ thực sự quan trọng. Khi chúng ta đang lặn, chúng ta có thể thấy tác động của các phản ứng cảm xúc của chúng ta ngay lập tức. Vì vậy, chúng ta học cách thở chậm lại để giữ bình tĩnh và kéo dài thời gian lặn. Chúng tôi học cách tập trung vào những việc quan trọng như giám sát độ sâu và nguồn dưỡng khí của chúng tôi. Lặn biển và tập luyện thường xuyên có thể khuyến khích phát triển các kỹ năng ứng phó hiệu quả với các vấn đề.

Và có lẽ điều đó có thể giúp cân bằng cảm xúc và tinh thần!

Bạn có biết chúng ta có hai hệ thống chính vận hành cơ thể không? Hệ thống thần kinh của chúng ta được chia làm hai phần: Một phần giúp chúng ta hoạt động và phần còn lại khiến chúng ta thư giãn. Sự điều tiết của hai hệ thống này là cần thiết cho sức khỏe thể chất và tình cảm của chúng ta. Cả hai đều quan trọng. Khi bị đe dọa hoặc thử thách, chúng ta cố gắng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” để có thể tự bảo vệ bản thân và thoát khỏi nguy hiểm, và bắt đầu để “nghỉ ngơi và tiêu hóa” – đây là điều cần thiết để cơ thể được duy trì và phục hồi.

Đôi khi rất khó để bạn thư giãn với các cuộc gọi, email, ping và thông báo, những suy nghĩ trong đầu và những lo lắng đều cuộn lại. Luôn giữ phản ứng chiến đấu có thể dẫn đến căng thẳng mãn tính và sức khỏe kém. Khó điều tiết là một đặc điểm cốt lõi của hầu hết các rối loạn tâm lý.

Chúng ta cần cơ hội để hệ thống đang hoạt động thỉnh thoảng hoạt động, để thư giãn và phục hồi. Chúng ta cần thường xuyên dành thời gian ở trạng thái này để cơ thể có thể đảm nhận công việc duy trì quan trọng và tăng cường phản ứng thư giãn.

Là thợ lặn, chúng ta có những lý do hữu hình để điều tiết và những cách đơn giản để làm như vậy: Bạn có bị căng thẳng không? Hãy chậm lại, thở, sửa nó. Khi chúng ta quên những kỹ năng này, việc lặn biển sẽ luôn nhắc nhở chúng ta.

Được viết bởi tiến sĩ Tâm lý học Laura Walton & dịch bởi Team Rumblefish

Published On: 11.12.2021Categories: Scuba Diving

Share This Story, Choose Your Platform!